image banner
bai TT PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG

BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN BẢO THẮNG

 

CẢNH BÁO NGUY CƠ CHÁY RỪNG

Thưa toàn thể nhân dân!

Trong nhiều ngày qua trên địa bàn huyện Bảo Thắng thời tiết diễn biến phức tạp, nắng gắt khô hanh kéo dài, độ ẩm không khí thấp. Cấp dự báo cháy rừng đang ở cấp IV, V - Cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Một số nơi trên địa bàn huyện đã xuất hiện điểm cháy và xảy ra cháy rừng gây thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân. Ban chỉ đạo chương trình phát triên lâm nghiệp bền vững huyện Bảo Thắng yêu cầu: Thủ trưởng các cơ quan, UBND các xã, thị trấn, lực lượng vũ trang, nhà trường, các chủ rừng cùng nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Tăng cường tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng phát, đốt rừng, sử dụng lửa trong rừng.

2. Tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy rừng và hướng dẫn kỹ thuật đốt nương an toàn cho nhân dân.

3. Kiểm tra, bảo dưỡng các dụng cụ chữa cháy rừng, để ở nơi dễ thấy, dễ lấy, sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng. Khi có cháy rừng xảy ra nhanh chóng huy động mọi người cùng dập lửa đồng thời báo cho trưởng thôn, tổ dân phố và UBND các xã, thị trấn để biết và huy động lực lượng, tổ chức chữa cháy. Cháy rừng ở xã, thị trấn nào thì Chủ tịch UBND xã, thị trấn đó phải kịp thời huy động lực lượng, trực tiếp chỉ huy chữa cháy theo phương châm 4 tại chỗ.

4. Nhanh chóng báo cáo tình hình cháy rừng ở địa phương về Ban chỉ đạo huyện và cơ quan thường trực (Hạt Kiểm lâm) để có biện pháp chi viện và ứng cứu kịp thời.

5. Nghiêm cấm sử dụng lửa trong rừng nhất ở các khu vực rừng có thảm thực vật khô nỏ, dễ cháy.

6. Nghiêm cấm sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, để đốt than, bắt ong.

7. Nghiêm cấm đốt nương rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng.

8. Nghiêm cấm các hành vi sử dụng lửa dễ gây nguy cơ cháy rừng.

* Về kỹ thuật đốt nương an toàn:

- Trước khi đốt các hộ gia đình, cá nhân phải báo cáo với trưởng thôn, Kiểm lâm phụ trách địa bàn về thời gian, địa điểm đốt nương để chủ động kiểm tra và kịp thời huy động các lực lượng tham gia chữa cháy rừng khi xảy ra cháy.

- Phải dọn đường băng trắng cản lửa trước khi đốt. Quy cách đường băng: Rộng 15 đến 20 m được dọn sạch thực bì, vật liệu cháy.

- Thời gian đốt:

+ Nên đốt vào ngày nắng nhẹ, ít gió: Đốt vào 8 đến10h sáng.

+ Tuyệt đối không được đốt nương vào ngày nắng nóng kéo dài, gió to (Khi cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV-V, cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm).

+ Nghiêm cấm đốt nương vào buổi chiều, tối vì các khu vực rừng trên địa bàn huyện có độ dốc cao, nếu cháy rừng xẩy ra khi tham gia chữa cháy vào buổi tối sẽ rất nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia chữa cháy.

- Vị trí đốt:

+ Phải đốt từ trên đốt xuống dưới, đốt từ 2 bên đốt vào (nghiêm cấm đốt từ dưới chân lên trên đỉnh, đốt từ trong đốt ra hai bên).

+  Khi đốt phải cử người canh gác và trông coi bảo vệ.

+ Phải chờ đến khi tắt hết tàn lửa mới được ra về để đề phòng lửa bùng phát gây cháy lan vào rừng.

Trên đây là một số nội dung về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và Bảo vệ rừng. Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể, nhà trường, lực lượng vũ trang, UBND các xã, thị trấn, các chủ rừng cùng nhân dân trên địa bàn huyện nghiêm túc triển khai thực hiện.

Nếu tổ chức, cá nhân nào gây cháy rừng tùy vào mức độ thiệt hại sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.

 

 

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO HUYỆN

 

 

 

 

 

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Trung Thành

 

                                                                     

                                                           

         

 

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1